Xem thêm
Phản biện về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quy hoạch và đầu tư cảng Liên Chiểu được xác định là động lực mới cho phát triển kinh tế.
Ngày 26/8, Hội nghị trực tuyến tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Singapore về thẩm định đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Xây dựng tổ chức
Quy hoạch Đà Nẵng 12 phân khu với số dân 1,97 triệu người
Trong đồ án điều chỉnh quy hoạch đã gửi chính phủ phê duyệt có một số điểm đã điều chỉnh đáng chú ý như:
1. Thêm nhiều đại lộ kết nối Đông – Tây của thành phố
Tại hội nghị chuyên gia đánh giá Đà Nẵng muốn phát triển chỉ có mở rộng về phía Tây như vậy phải sớm triển khai các trục đại lộ kết nối Đông Tây và đường vành đai, làm điều này thì núi Phước Tường sẽ như một công viên cây xanh lớn nằm giữa Thành phố Đà Nẵng.
+ Đường vành đai phía Tây đi qua Khu công nghệ cao tại điểm nối cao tốc La Sơn - Túy Loan và đường tránh Nam Hải Vân.
+ Đường cao tốc phía Tây nối từ đường Nguyễn Tất Thành qua Quốc lộ 14B gần TTHC Hòa Vang.
+ Đường Hoàng Văn Thái thông thẳng ra Nguyễn Tất Thành (qua khu vực ga đường sắt mới)
+ Xây cầu đường bộ nối đường 29-3 (Hòa Xuân) sang đường Bùi Tá Hán
+ Xây dựng mới bến xe phía Bắc tại Cụm công nghiệp Thanh Vinh, bến xe phía Tây tại Nhà máy xi măng Hòa Khương, chuyển bến xe trung tâm phục vụ giao thông công cộng.
+ Mở rộng công suất sân bay Đà Nẵng lên 30 triệu lượt khách/năm trong tương lai
+ Ga hành khách đường sắt mới xây dựng tại khu vực gần nút giao giữa đường Bà Nà - Suối Mơ với đường bộ cao tốc, gắn với hình thành một trung tâm thương mại dịch vụ, là động lực phát triển khu vực phía Tây.
+ Ga hàng hóa tại Kim Liên gắn với cảng Liên Chiểu , cảng với công suất 46 triệu tấn, diện tích 450 ha, hậu cần cảng 195 ha, chuyển Tiên Sa thành cảng du lịch.
Tại hội nghị, đại diện nhiều lãnh đạo các Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Giao thông vận tải, Công thương, Quốc phòng cùng các hội nghề nghiệp như: Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hiệp hội Đô thị Việt Nam tiếp tục góp ý, trình bày thêm các nội dung phản biện về đồ án với sự đồng thuận và đánh giá cao chất lượng đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, vấn đề quy hoạch và đầu tư cảng Liên Chiểu được xác định là động lực mới cho phát triển kinh tế thành phố.
2. Động lực từ cảng Liên Chiểu
Các chuyên gia góp ý thay đổi. Cảng Tiên Sa giờ không còn phù hợp, muốn chuyển hàng hóa qua ga đường sắt, đường bộ phải xuyên qua trung tâm Thành phố. Vì thế, cần chuyển ngay sang cảng du thuyền, vị trí có địa thế cảng này rất đẹp, chẳng khác gì cảng Monaco.
Cấp bách xây Cảng Liên Chiểu hình thành một trung tâm đô thị lớn ở đây. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam cho biết: “Tôi cứ trăn trở mãi, động lực nào cho Đà Nẵng phát triển. Ví dụ Trước đây, khi làm cảng Lạch Huyện Hải Phòng cũng tranh cãi. Nhưng rồi, chính cảng này là động lực làm thay đổi Hải Phòng phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Tôi nghĩ cảng Liên Chiểu cũng có sứ mệnh tương tự, tác động với Đà Nẵng rất lớn. Không thể chấp nhận với một vị trí trung tâm vùng, cửa ngõ hướng biển quốc tế mà vận tải cảng biển Đà Nẵng đứng thứ 10 cả nước, thua cả cảng Dung Quất”.
Theo báo đầu tư, viện quy hoạch xây dựng tp Đà Nẵng.